Sở trường là gì? Những câu hỏi liên quan đến sở trường khi phỏng vấn xin việc
On 2019-10-28 by revesday73Nhiều người thường cho rằng, những câu hỏi liên quan về sở đoản sẽ khó trả lời làm hài lòng nhà tuyển dụng nhưng thực chất những câu hỏi tưởng chừng rất dễ trả lời thuộc về sở trường chính là điểm khó mà nhà tuyển dụng career dùng để “bẫy” ứng viên. Vậy sở trường là gì? Tại sao nó lại có sự ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong lần phỏng vấn tìm việc?
Sở trường và sở đoản là hai câu hỏi phổ biến mà dường như trong bất kỳ buổi phỏng vấn các nhà tuyển dụng đều đặt ra cho ứng viên trả lời. Tuy nhiên, nhiều người thường cảm thấy bối rối trước câu hỏi sở đoản bao nhiêu thì đối với câu hỏi sở trường dễ dàng hơn thì phần lớn họ lại không cân nhắc cẩn thận trước khi trả lời, dẫn đến việc đưa ra quá nhiều nhưng sở trường khác nhau. Điều đó, gián tiếp thể hiện khả nhận đánh giá bản thân của ứng viên còn nhiều hạn chế nhất định khiến nhà tuyển dụng cần xem xét lại khả năng phù hợp với công việc mà ứng viên đang ứng tuyển.
Sở trường là gì?
Sở trường chính là những điểm mạnh, những thế mạnh thuộc về năng khiếu hay kỹ năng được gọi là sở trường. Đó là nhưng điểm tích cực khiến bạn cảm thấy tự hào khi được sở hữu nó. Bạn càng có nhiều điểm mạnh sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc và cuộc sống của bạn tuy nhiên bạn nên lựa chọn ra những điểm mạnh quan trọng nhất có thể ứng dụng vào công việc sẽ tốt hơn việc tập trung những điểm mạnh phụ không quan trọng khác.
Hầu hết các nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng cử viên có những điểm mạnh liên quan đến công việc nhiều hơn so với những ứng viên chỉ có những điểm mạnh chung chung. Điều đó, khiến bạn từ một người vô cùng tự tin về điểm mạnh mình có sẽ trở thành người bị đánh giá thấp và được cho là không phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng.
Vậy làm thế nào để bạn trả lời được những câu hỏi liên quan đến sở trường (điểm mạnh) tốt nhất? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số điểm mạnh thiết yếu nhất khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực và sự phù hợp của bạn vào vị trí nào đó.
Một số thế mạnh ghi điểm với nhà tuyển dụng mà bạn cần biết
1. Khả năng giao tiếp: Bất kỳ công việc nào cũng cần có khả năng giao tiếp nhất định, giao tiếp chính là cầu nối giữa đồng nghiệp, giữa nhân viên với khách hàng hay cấp trên. Chính vì vậy, giao tiếp luôn là một thế mạnh cần thiết và bắt buộc mà bạn cần phải có trong quá trình làm việc.
2. Sự chăm chỉ: Một nhân viên chăm chỉ sẽ là người mà công ty cần nhiều hơn là một nhân viên có trình độ hay kinh nghiệm lâu năm. Người chăm chỉ sẽ không ngừng nâng cao kiến thức và khả năng làm việc của mình qua thời gian, và quan trọng sự chăm chỉ lúc nào cũng là thước đo cho những thành công trong công việc. Điều này quan trọng hơn kinh nghiệm rất nhiều.
3. Kỹ năng làm việc nhóm: Bạn chắc chắn sẽ không thể làm tốt công việc một mình nếu không có sự cộng tác, hỗ trợ với những người đồng nghiệp trong quá trình làm việc. Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những thế mạnh mà không phải ai cũng có được, nếu bạn may mắn sở hữu nó hãy trình bày điều này với nhà tuyển dụng, chắc chắn bạn sẽ có được một điểm cộng và thiện cảm với họ ngay từ đầu.
4. Khả năng phân tích, quan sát: Đây là một trong những điểm mạnh được đánh giá rất cao nếu bạn đang ứng tuyển vào các vị trí đòi hỏi có tư duy nhạy bén và khả năng phân tích vấn đề logic tốt như kỹ sư, biên tập, trợ lý giám đốc… Người có khả năng phân tích tốt kèm theo khả năng quan sát tin tường sẽ là hình ảnh mẫu của một nhân viên có tinh thần trách nhiệm và trong tương lai có thể trở thành nhà lãnh đạo tốt.
5. Khả năng chịu được áp lực công việc: Thế mạnh này sẽ giúp bạn được nhiều nhận xét tích cực của nhà tuyển dụng. Bởi vì, hầu hết mọi người đều không thích làm việc trong một môi trường có quá nhiều áp lực đè nén. Tuy nhiên, nếu bạn trình bày điểm mạnh này với họ, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cho bạn một “nút xanh” ghi điểm vì thái độ làm việc cầu tiến, chịu được nhiều áp lực công việc.
Mong rằng, với những gì chúng tôi chia sẻ trong bài viết này bạn đã có được những cái nhìn toàn diện nhất về câu hỏi “sở trường là gì?” Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm ra những điểm mạnh cần thiết của bản thân để giúp ích cho công việc nhiều hơn. Chúc bạn thành công!